Có nên ra tiệm làm lại tóc sau thời gian dài giãn cách?

Siêu thị tóc á đông

4 Đường 297, Phước Long B, Q. 9, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0399 999 685 - 0777 272 798

tn2348909@gmail.com

Cắt xong trả tiền, hủy lịch không sao
Có nên ra tiệm làm lại tóc sau thời gian dài giãn cách?
Ngày đăng: 29/09/2021 09:49 AM

    Có nên ra tiệm làm lại tóc sau thời gian dài giãn cách? Đây là câu hỏi mà nhiều chị em băn khoăn, bởi lẽ nhiều người nghĩ cho dù đã mở giãn cách xã hội nhưng những hoạt động như Tiệc Cưới, Sự Kiện còn hạn chế nên việc ra tiệm làm lại tóc sau thời gian dài giãn cách được nhiều chị em Đắn Đo. 
    Hãy cùng Siêu Thị Tóc Á Đông phân tích trong bài viết dưới đây.

     

     

    Quay lại thơi gian một xíu chúng ta cùng xem câu nói : "Cái tóc là góc con người"

    Người Việt cho đến những năm đầu thế kỉ trước vẫn có thói quen để tóc dài cả đàn ông và đàn bà. Ngoài những khăn vấn, khăn xếp, trâm cài, khăn buộc còn có một vật dụng không thể thiếu với cả đàn ông và đàn bà. Đó là chiếc lược dùng để chải tóc hàng ngày. Nguyên lý của lược bao gồm những răng thưa mau tùy việc có công dụng gỡ rối mớ tóc người dùng. Thế nhưng nó cũng liên tục thay đổi về hình dáng kích thước theo cách định hình thẩm mĩ mái tóc đương thời.

    Từ khi đàn ông Việt cắt tóc ngắn, chiếc lược đã không thể dùng chung với đàn bà như trước nữa. Trước đó loại lược thưa chải tóc chỉ có hình dáng bán nguyệt cắt bằng hai đầu. Sống dày lưỡi mỏng. Chế tác bằng gỗ, sừng trâu bò, ngà voi tùy theo thứ bậc xã hội của chủ nhân. Đàn ông khi đã cắt tóc ngắn như Tây theo phong trào “cắt tóc ngắn để răng trắng” cụ Phan Châu Trinh đề xuất vào đầu thế kỷ trước đã không còn cần đến chiếc lược bán nguyệt to khỏe răng dài đến thế nữa. Lược của họ chỉ đơn giản mỏng mảnh nhỏ như ngón tay là đủ. Kiểu tóc nam chải ngôi lúc ấy của đàn ông cũng chỉ dành cho dân trí thức công sở. Người lao động cơ bắp chọn kiểu đầu cua chẳng cần đến lược.

    Đàn bà cho đến tận những thập kỷ ’80, ’90 vẫn phổ biến dùng hai loại lược. Lược thưa và lược bí. Lược thưa chải mái tóc dài vào nếp. Búi tó hay để sõng hoặc cặp, buộc, tết đuôi sam thì cũng đều phải qua công đoạn chải tỉ mỉ không thể vội vàng. Công đoạn này mà làm vội thì cuối cùng sẽ vê được một nhúm tóc rụng trên răng lược. Trẻ con lại có thứ để mang đổi kẹo kéo. Lược bí dùng để đánh bắt thủ công loài chấy đã có từ nghìn xưa. Những nước gội lá sả, hương nhu, vỏ bưởi, bồ kết ngày trước cũng chỉ mang tính mộc mạc đồng quê nhung nhớ mà chẳng thể tiêu diệt hết được chấy kềnh chấy con đã ngự trị trên đầu từ thời tiền sử. Chiếc lược bí sẽ truy lùng tận diệt kể cả chấy mới nở bởi răng lược đan sít chỉ vừa chỗ cho một sợi tóc lách mình qua. Ít chấy vừa chải vừa xiết bằng móng tay cái lên nền gạch. Nhiều hơn, chải vào chậu nước cho nổi lên là hết chạy. Kể từ khi các loại nước gội đầu thịnh hành vào quãng thập kỷ ’90 thì cả chấy và lược bí đã biến mất hoàn toàn.

    Những năm chiến tranh, vài anh lính tỉ mẩn nhặt xác máy bay rơi cắt thành những chiếc lược nhôm khắc hình kỷ niệm gửi về cho bạn gái ở hậu phương khá nhiều. Những dòng chữ còn hôi hổi khói bom chiến trường được khắc vụng về trên sống lược. “Kỷ niệm trận đánh ngày... trên mặt trận Quảng Trị”... Máy bay rơi là có thật. Mảnh xác máy bay cũng rất thật. Nhưng chiếc lược thì không chắc anh lính nào cũng làm được. Những dụng cụ như bàn kẹp, cưa sắt răng nhỏ may ra chỉ có ở những xưởng quân khí tiền phương. Hậu phương cũng dựa vào sáng kiến ấy sản xuất ra nhiều loại lược nhôm. Những hàng xén trong các chợ Hà Nội và vài quầy bán đồ lưu niệm Bờ Hồ bày bán những chiếc lược còn khắc chìm dòng chữ “Xác chiếc máy bay Mỹ thứ 2..3 bị bắn rơi trên miền Bắc”. Thực ra nhôm làm lược chỉ là nhôm dập gác-đờ-bu xe đạp mà thôi. Tất nhiên lạc quan tếu nên cũng chẳng ai bắt bẻ gì. Vả lại nó là vật dụng gọn nhẹ phù hợp nhất với thời chiến nên hầu hết đàn ông đàn bà đều có. Lược nhôm đàn bà răng to và dài hơn phải để trong túi xách. Lược đàn ông mỏng dính và ngắn có thể cho vào ví đút túi quần. Hình ảnh một đàn ông công sở vào máy nước cơ quan nhúng ướt chiếc lược chải lại đầu ngôi trở thành quen thuộc. Thanh niên đến nhà bạn gái ngồi chơi dù đã chải đầu ngôi bằng va-dơ-lin từ ở nhà vẫn thỉnh thoảng mở ví rút chiếc lược nhôm ra dặm lại vài sợi trước trán đầy kiêu hãnh.

    Cuộc sống ngày một bận rộn lên. Những phong trào tóc tai thời trang du nhập vào Việt Nam như vũ bão. Nhưng thật ngạc nhiên bây giờ chiếc lược đã không còn giữ được tầm quan trọng như trước. Đã chẳng bao giờ còn nhìn thấy một đàn ông có lược trong ví nữa. Dân chơi chải đầu vuốt keo bọt từ lúc ra đường cho đến lúc về nhà không cần đến lược làm gì. Đàn ông bình thường không keo cũng chẳng chải. Rất nhiều đàn ông chỉ nhìn thấy cái lược mỗi tháng một lần. Ở trong tay ông thợ cắt tóc.

    Đàn bà cũng chọn cho mình những kiểu tóc phù hợp với công việc. Không nhiều người lắm phải mang chiếc lược kè kè bên mình. Tóc nghệ sĩ hoặc nữ dân chơi cũng không phải là thứ dễ dàng tự chải. Lược dùng để chải tóc ấy thường là những thứ chuyên dụng có đến hàng chục loại chỉ thợ mới biết dùng. Nhiều người phải vào tiệm thuê chải mất hàng giờ đồng hồ mới xong mái tóc như mong muốn. Quan sát trên phố sẽ thấy chị em đông đảo phần lớn có mái tóc gần với tự nhiên nhất. Chỉ khác nhau độ ngắn dài. Lược hiếm khi dùng đến. Tất nhiên gương thì bất cứ ai cũng có một chiếc trong túi.

    “Cái góc” tóc của người Việt hiện đại hình như là thứ duy nhất theo kịp với mọi trào lưu thế giới. Thế giới có tóc kiểu gì Việt Nam cũng có. Cái khác nhau có chăng là ở bên trong mái tóc ấy mà thôi.

    Trở lại vấn đề chính: Như chúng ta đã biết sau khi giãn cách xã hội chắc chắn tóc của chị em đã rối bời. Quan trọng hiện tại mình không có đi dự tiệc có nên làm lại tóc hay không.

    Thứ nhất: Chị em cần đánh giá tóc của mình hiện trang bị hư tổn gì không, nhuộm màu bị phai nhạt hay không, có chần dặm chân tóc hay không?

    Nếu Tóc bị hư tổn thì chị em nên đi hấp dưỡng lại để tóc khoẻ mạnh tránh tóc bị tổn thương mất đi vẻ đẹp của tóc

    Nếu tóc chị em uốn nếp mà bị mất nếp thì nên đến làm lại đỡ để lâu quá sẽ bung nếp sau này làm lại lâu hơn tốn tiền hơn.

    Nếu tóc chị em là tóc tự nhiên chưa làm gì thì chưa cần đến Salon nhé, khi nào chuẩn bị có dụ tiệc hoặc đi lam thì hãy đi Salon để tránh thời gian chờ ở nhà phải chăm sóc tóc theo hướng dẫn. 

     

    Chúc Chị em có mái tóc như ý!

    SIÊU THỊ TÓC Á ĐÔNG

    Địa chỉ: 4 Đường 297, Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh (đối diện trường Đại Học Văn Hóa Q9)

    Tel: 0399 999 685 - 0777 272 798

    https://www.sieuthitocadong.vn

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline